Phong tục cưới hỏi : Các thủ tục, nghi lễ bạn cần nắm rõ

Đám cưới được xem là việc trọng đại của đời người. Vì thế, chuẩn bị chỉn chu, kỹ lưỡng nhất cho ngày vui là điều mà cặp đôi nào cũng mong muốn. Tùy theo từng vùng miền mà phong tục cưới hỏi cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu như ở miền Nam, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi có thể được lược lược bớt thì với người miền Bắc phong tục cưới hỏi không thể thiếu 3 nghi lễ chính. Vậy đó là những nghi lễ gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

Lễ dạm ngõ (chạm ngõ)

Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho phong tục cưới hỏi của người Kinh. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua trong đám cưới truyền thống của người miền Bắc.

phong tuc cuoi hoi

Vì thế, trước khi làm lễ dạm ngõ thì nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt. Mục đích của lễ chạm ngõ này là “người lớn” bên gia đình nhà trai sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái, để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu. 

Những thủ tục và lễ vật trong lễ dạm ngõ khá đơn giản nhưng cần sự ấm cúng và thân thiết của gia đình hai bên. Tuy nhiên, lễ vật nhất thiết phải có trong lễ dạm ngõ là, chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo và tất cả phải là số lượng chẵn. 

Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ cũng chỉ trong nội bộ gia đình 2 họ của cô dâu, chú rể như: Ông bà, bố mẹ và anh chị em ruột của cô dâu chú rể.

Việc đón tiếp nhà trai cũng hết sức đơn giản và thân thiện. Nhà gái chuẩn bị sẵn trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… mời khách bên gia đình chú rể. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái nhận và đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương.

Sau đó, cả 2 bên gia đình ngồi xuống nói chuyện, để bàn các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới và thống nhất ngày, giờ để thực hiện các thủ tục đó. Lễ chạm ngõ là bước đi đầu tiên để tiến tới chuyện hôn nhân, người con gái lúc này xem như có được bến đỗ của đời mình.

Lễ Ăn Hỏi

Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ nạp tài. Nghi lễ này như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái.

Nếu như trước đây, phong tục cưới hỏi của người miền Bắc sẽ tách riêng lễ ăn hỏi, xin cưới và nạp tài thì ngày nay để tiết kiệm thời gian cả 2 bên, lễ ăn hỏi sẽ bao gồm cả 3 nghi lễ trên.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đến nhà gái trầu cau và tráp ăn hỏi. Tùy từng gia đình mà tráp ăn hỏi ở đây có thể là: 5, 7, 9, 11 nhưng bắt buộc phải là số lẻ. Đồ lễ ăn hỏi trong mỗi tráp bắt buộc phải có mâm xôi, bánh cốm, bánh xu xê, chè, rượu, trầu cau và thuốc lá.

Tiếp theo các nam thanh niên của nhà trai sẽ bê từ lễ tráp theo thứ tự đến trước cổng nhà gái, nhà gái sẽ có các nữ tú lần lượt nhận lễ và tiến hành bê vào tráp đặt lên bàn thờ của nhà gái. Sau khi đã đặt tráp xong, các nam thanh nữ tú sẽ trao lại Lì Xì Trao Duyên mà 2 bên đã chuẩn bị trước trao cho nhau.

Lì Xì Trao Duyên – Dành Riêng Cho Lễ Ăn Hỏi

Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên. Sau đó, nhà gái thường sẽ chia cho nhà trai 1 phần và giữ lại 2 phần. Phần lễ giữ lại này sẽ được nhà gái dùng để mời cưới.

Thủ tục trong lễ tráp của nhà trai sẽ có một mâm lễ và phong bì tiền mặt. Số tiền này có thể do nhà gái đưa ra hoặc do nhà trai tự quyết định số tiền và bỏ vào Phong Bì Lễ Đen đỏ trong khay nhỏ do mẹ chú rể cầm để trao tặng cho nàng dâu mới.

Phong Bì Lễ Đen – Sử Dụng Để Đựng Lễ Đen/Đỏ

Cuối cùng, cô dâu và chú rể sẽ ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách 2 bên gia đình.

Lễ cưới (Lễ đón dâu)

Sau lễ ăn hỏi, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống nhất trước đó. 

Sau lễ ăn hỏi, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà gia đình cô dâu chú rể đã lựa chọn. Lễ cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà. 

Nghi Lễ Cưới Truyền Thống Việt Nam Gồm Có Những Gì ?

Sau khi cả 2 bên gia đình giới thiệu thành phần tham dự trong lễ cưới thì nhà trai sẽ trao đầu xin dâu cho nhà gái đồng thời xin phép chú rể lên phòng đón cô dâu. 

Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái, thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, mời trà người lớn và ra mắt họ hàng. Sau cùng là xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng.

Khi đón dâu đi qua các cây cầu, ngã 3, ngã tư, ngã 5, ngã 7, đình chùa miếu mạo,… cô dâu phải vứt Vía Phu Thê gồm: gạo muối,.. xuống với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang, hạnh phúc và may mắn sau này cũng như giải trừ xui xẻo.

Mua các đồ lễ cưới hỏi ở đâu?

Địa chỉ bán phong bao trao bao lì xì cưới ở đâu là điều nhiều cặp đôi thắc mắc. Hãy đến với Shop Chuyên Biệt Cho Đồ Cưới Hỏi, Sự Kiện chúng tôi tự thiết kế, sản xuất dành riêng cho đám cưới theo đúng phong tục của người Việt Nam và có đầy đủ tất cả các mặt hàng cần thiết trong ngày trọng đại nhất cuộc đời của bác bạn. Các bạn có thể mua hàng qua website hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại:

CS1 – Dãy kiot 06 chợ mới Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình.

CS2- Số 10 đường Lý Thường Kiệt, thành Phố Thái Bình.

Đám cưới là sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người nên chúng ta cần tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo để trong lễ cưới để có những hình ảnh đẹp nhất trong cuộc đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *